Ảnh hưởng môi trường Bột (vật liệu hạt)

Một hồ bùn (bột) ở Eichhorst, Đức.

Bột dễ dàng vận chuyển trong nước hay các chất lỏng khác và là đủ mịn để có thể vận chuyển đi xa nhờ gió dưới dạng bụi. Các lớp lắng đọng dày của vật liệu bột sinh ra từ trầm lắng nhờ các quá trình gió thường được gọi là hoàng thổ. Vật liệu bột và sét góp phần vào độ đục của nước. Bột cũng được vận chuyển trong các dòng chảy trong các đại dương. Khi bột xuất hiện dưới dạng chất gây ô nhiễm trong nước thì người ta gọi hiện tượng này là lắng đọng bùn.

Bột trầm lắng trong các trận lũ lụt hàng năm dọc theo sông Nin đã tạo ra loại đất màu mỡ góp phần duy trì văn minh Ai Cập cổ đại. Bột trầm lắng trong sông Mississippi trong suốt thế kỷ 20 đã giảm đi do hệ thống đê điều, góp phần làm biến mất các vùng đất ngập nước phòng hộ và các đảo chắn trong vùng châu thổ sông Mississippi xung quanh New Orleans.[9]

Tại đông nam Bangladesh, trong huyện Noakhali, các đập chữ thập được xây dựng trong thập niên 1960 nhờ đó bột/bùn dần dần bồi đắp thành các vùng đảo mới, gọi là "char". Huyện Noakhali đã mở rộng trên 73 kilômét vuông (28 dặm vuông Anh) đất đai trong vòng 50 năm qua.

Với sự tài trợ của Hà Lan, chính quyền Bangladesh bắt đầu hỗ trợ phát triển các char cũ vào cuối thập niên 1970, và kể từ đó thì nỗ lực này đã trở thành hoạt động liên tổ chức trong xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường xá, cống nước, bờ bao, trường học, nơi tạm trú tránh bão, nhà vệ sinh, ao cũng như chia cấp đất cho những người định cư.[10] Tại thời điểm năm 2020, giai đoạn IV của Dự án Phát triển và Định cư Char (CDSP) dự kiến cấp khoảng 300 kilômét vuông (70.000 mẫu Anh) cho 28.000 hộ gia đình với 155.000 nhân khẩu.[10]

Một trong những nguồn sinh bột chính của các con sông chảy qua vùng đô thị là sự xáo trộn đất do hoạt động xây dựng,[11] còn đối với những con sông chảy qua vùng nông thôn là sự xói mòn do hoạt động cày bừa đồng ruộng, phát quang rừng hay đốt phá rừng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bột (vật liệu hạt) http://adsabs.harvard.edu/abs/1975AuJES..22..485M http://adsabs.harvard.edu/abs/1982Sedim..29...25N http://adsabs.harvard.edu/abs/1984ESPL....9...95G http://adsabs.harvard.edu/abs/1998ESRv...45...61A http://adsabs.harvard.edu/abs/1998Geomo..23...15W http://soils.usda.gov/technical/handbook/contents/... http://biology.usgs.gov/s+t/SNT/noframe/ms137.htm //dx.doi.org/10.1002%2Fesp.3290090112 //dx.doi.org/10.1016%2FS0012-8252(98)00035-X //dx.doi.org/10.1016%2FS0169-555X(97)00084-6